Nhà mái rơm, mái dạ là loại hình kiến trúc phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Loại vật liệu này có một nhược điểm lớn là chất lượng và khả năng chịu mưa bão kém. Vì vậy những vật liệu tự nhiên này dần được thay thế bằng một sản phẩm công nghiệp đó là rơm nhân tạo.
Khái niệm về rơm nhân tạo
Rơm rạ đã quá quen thuộc ở những vùng quê trồng lúa nước. Từ xa xưa, ông bà ta đã dùng rơm buộc lên các mái nhà để tránh mưa nắng. Nhưng để đáp ứng nhu cầu cao của xã hội hiện đại ngày nay. Các đơn vị đã sản xuất ra loại rơm nhân tạo đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Rơm nhân tạo còn được gọi với một cái tên khác là tranh nhân tạo. Nó là là loại vật liệu được làm từ nhựa tổng hợp PVC (Poli Vinyl Clorua) và PE (Polyetylen). Và mục đích thay thế lá cọ, lá dứa, rơm rạ tự nhiên, …
Ưu điểm nổi trội của rơm nhân tạo
– Chất liệu đã qua kiểm định, rất an toàn khi tiếp xúc, không chứa chất độc hại
– Không bị mối mọt, ẩm mốc trong quá trình sử dụng
– Không bị hỏng, mục nát do tác động bên ngoài
– Mái lợp bền, sáng bóng, bền màu dù sử dụng lâu năm.
– Độ bền cao, khả năng chống chịu tốt trong môi trường khắc nghiệt
– Phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc nhà ở khác nhau
– Tuổi thọ của nó khoảng từ 30 – 50 năm với nhiều mẫu mã đa dạng, giống rơm tự nhiên đến 99%
– Sản phẩm được sản xuất từ nhựa tổng hợp, thân thiện với môi trường và có thể tái chế
– Có thể sử dụng và lắp đặt trong nhiều môi trường, bất chấp thời tiết nắng nóng
Lý do nên thay thế rơm tự nhiên bằng rơm nhân tạo
Rơm tự nhiên thường có 4 nhược điểm lớn như sau
– Mái rơm sẽ bị xới tung sau một trận gió, mưa lớn. Vì vậy cần phải có thời gian để dọn dẹp và sửa chữa lại mái.
– Chi phí đắt đỏ
– Dễ bị mốc, mục, mối mọt
– Là nơi trú ngụ và phát triển của côn trùng
Với 4 nhược điểm trên. Rơm nhân tạo thay thế rơm tự nhiên là giải pháp hoàn toàn hợp lý.
Ứng dụng của rơm nhân tạo
Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là các công trình kiến trúc. Nó có rất nhiều ứng dụng như:
– Trang trí mái che: khu vui chơi, sân tennis, quán cafe, sân vườn,…
– Dùng để lợp nhà nếu gia chủ thích phong cách mới lạ
– Tạo cảnh quan độc đáo trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng luôn chú trọng đến phong cách hài hòa với thiên nhiên
– Trang trí nhà hàng, cửa hàng,… tạo phong cách riêng
– Xây dựng homestay theo phong cách cổ điển và tự nhiên
– Tạo dựng cảnh quan trong các bộ phim
Giá cả rơm nhân tạo trên thị trường hiện nay
Giá cả biến động và thay đổi theo thời gian. Nên người mua cần nắm rõ thông tin trên thị trường để có thể mua được rơm chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Đối với rơm rạ thông thường, bạn chỉ cần bỏ ra từ 150 nghìn đến 250 nghìn đồng / m2 là có thể mua được. Rơm tuy đắt hơn nhưng bù lại chất lượng và tiết kiệm lâu dài.
Với các loại rơm tiêu chuẩn (thông thường) như loại TC01 đến TC06 có giá dao động từ 300.000đ / m2 đến 400.000đ / m2. Loại rơm này rất bền và được sản xuất từ nguyên liệu không dễ bốc cháy. Nó được làm từ chất liệu là sợi nhựa PE và được nung chảy ở nhiệt độ 120 độ C.
Rơm chống cháy còn được gọi là HDPE. Giá của nó khá cao, dao động từ 360.000đ đến 480.000đ / m2. Loại rơm này cực kỳ bền. Mức độ chịu nhiệt của nó khá tốt và chỉ cháy ở nhiệt độ từ 320 độ C trở lên. Nếu bạn luôn đánh giá cao độ an toàn mà một sản phẩm mang lại. Thì bạn hãy chọn rơm nhân tạo chống cháy
Quy trình thi công lợp mái rơm nhân tạo để đảm bảo chất lượng
Mái rơm được thiết kế có độ dày khoảng 20cm với nhiều lớp chồng lên nhau. Quy trình thi công lợp mái rơm như sau:
Bước 1: Phủ màng chống thấm
Bạn cần phủ màng chống thấm trước khi tiến hành thi công lợp mái rơm để đảm bảo những ngày mưa không bị ướt, dột.
Bước 2: Chuẩn bị khung
Sau đó bạn lắp khung cho mái nhà bằng định mức:
– Khoảng cách kèo gỗ thẳng đứng: 400mm
– Khoảng cách giữa các hàng: 250 – 300mm
Bước 3: Lắp đặt rơm vào khung
Khi lắp đặt rơm vào khung, có một số vấn đề cần lưu ý:
– Chú ý đến khoảng cách lợp mái rơm giữa các hàng
– Hàng đầu tiên của mái hiên nên cách nhau 150mm
– Hàng thứ hai, thứ ba và thứ tư có khoảng cách là 50mm
– Đến giữa hàng thứ năm và thứ tư là 150mm. Khoảng cách giữa hàng thứ sáu và thứ năm là 250mm
– Khoảng cách hàng thứ 6 trở lên là 250mm
– Sau đó, cố định từng tấm rơm lên mái bằng dây thép hoặc đinh vít để đảm bảo độ chắc chắn và đẹp mắt.
15+ Hình ảnh đẹp về rơm nhân tạo trong cảnh quan sân vườn
Lời kết
Như vậy, Sân vườn Á Đông vừa giới thiệu đến các bạn về rơm nhân tạo. Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có thêm một sự lựa chọn mới trong việc thiết kế sân vườn và trang trí nhà. Hãy đón chờ những thông tin bổ ích và những điều mới mẻ sẽ liên tục được cập nhật trên website của chúng tôi. Hoặc nếu bạn có nhu cầu thiết kế cảnh quan sân vườn, đừng ngần ngại gọi ngay Hotline: 0913.134.903
Tham khảo thêm: 50+ Mẫu sân vườn nhỏ đẹp mắt với ý tưởng thiết kế ấn tượng